Breaking

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

[CẢNH BÁO] PHỤ NỮ MANG THAI DỄ MẮC BỆNH TRĨ


Trĩ là một bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng, bệnh khổ biến ở người lớn và trẻ em. Trẻ em khoảng từ 15 tuổi trở lên có nguy có bị trĩ rất cao, càng lớn tuổi thì càng dễ mắc trĩ do tính chất công việc cũng như nhu cầu trong cuộc sống dẫn đến dễ mắc trĩ. Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ, đây là đối tượng khả năng mắc trĩ cũng khá cao do cơ thể có nhiều sự thay đổi.

Nguyên nhân phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ

Phụ nữa mang thai dễ mắc bệnh trĩ

Theo các chuyên gia cho biết cứ 10 người phụ nữa thì có khoảng 7-8 người là mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do khi mang bầu, các nội tiết tố bên trong bà mẹ có sự thay đổi nên khả năng mắc bệnh trĩ tăng cao. Bên cạnh đó, khi thai phát triển to dần đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, máu ở các tĩnh mạch của tầng sinh môn và đáy chậy khó lưu thông dẫn đến cương lên. Kèm theo đó là khi phụ nữ mang thai hay bị táo bón, khó đi cầu nên khi đi ngoài phải dùng sức để rặn từ đó tạo áp lực lên vùng hậu môn, lâu dần sẽ bị chuyển sang bệnh trĩ, búi trĩ to dần và bị sa ra ngoài.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường ít vận động dẫn đến tình trạng khí huyết kém lưu thông làm tăng độ sa búi mạch. ở giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng mạnh hơn nên thường sinh nhiệt, gây táo bón khiến trĩ có cơ hội phát bệnh hơn.
Bên cạnh đó, phụ nữa khi mang thai thường giữ một lượng nước khá lớn trong cơ thể, các cơ nhão ra. Nếu đã mắc trĩ thì việc rặn đẻ sẽ làm bệnh nặng hơn, tạo cảm giác đau đớn cho các bà mẹ và phụ nữa phải gặp khó khăn sau khi mang thai.
Với những phụ nữ đang mang thai mà kèm theo các loại bệnh như viêm đại tràng, táo bón, gan, đái đường hoặc một số bệnh cấp tính phải uống thuốc kháng sinh  nhiều thì càng dễ mắc bệnh.

Các bà mẹ mang thai mắc bệnh trĩ cần

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày, đặc biệt là những bà mẹ mang thai và sau khi sinh. Đáng lo ngại là nhiều người thường hay mặc cảm với căn bệnh mà không chịu đi khám dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng biến chứng nặng hơn và gây hậu quả xấu hơn.


Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế làm phẫu thuật, vì khi làm phẫu thuật cần sử dụng đến nhiều loại thuốc như vậy sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp điều trị nội khoa, ngâm rửa hậu môn sạch sẽ theo các phương pháp. Nếu có sử dụng thuốc thì nên cẩn trọng theo chỉ định của bác sĩ. Có thể điều trị bệnh theo một số vị thuốc đông y theo tư vấn của các chuyên gia.

Có thể tham khảo: phụ nữ mang thai chữa trĩ bằng rau diếp cá

Cách tốt nhất là phụ nữ mang thai nên tránh bị trĩ bằng cách hạn chế ngồi quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ. Khi nghỉ ngơi thì nên nằm nghiêng một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Chống táo bón bằng việc ăn nhiều chất xơ, đồ mát…tập thói quen đại tiện đúng giờ. Uống đầy đủ nước và hạn chế các chấy kích thích như rượu, bia…Tập những bài thể dục đơn giản cho cơ nâng hậu môn để phòng trĩ, không nên ngồi xổm.

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ nên cần đặc biệt chú ý đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mẹ và những chất dinh dưỡng mẹ mang bầu cần có, để kịp thời phòng chống những bệnh ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bệnh trĩ quá nặng thì hãy đến ngay phòng khám trĩ uy tín để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Nếu được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên ngành về việc áp dụng các phương pháp phẫu thuật như, tiêm xơ búi trĩ, PPH, HCPT...mà không ảnh hưởng đến thai nhi và bà mẹ thì nên phẫu thuật ngay để bệnh tránh nặng hơn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét